Những năm gần đây, chương trình học cho trẻ nhỏ
thường thiên về những môn học chủ đạo như tập đọc và làm toán, còn môn học nghệ
thuật thì sao? Cho dù 1 số người quan niệm rằng nghệ thuật là những hoạt động
mang tính xa xỉ, nhưng bạn có biết các hoạt động mang tính sáng tạo, và cảm thụ
mỹ thuật đóng vai trò quan trọng rất lớn trong sự phát triển của bé sau này?
![]() |
Lớp học Mỹ thuật tại Trường Quốc tế Anh Việt |
1. Phát triển kỹ năng vận động
Rất nhiều thao tác vận động phát huy trong quá trình sáng tạo, chẳng hạn việc
cầm cọ vẽ hoặc việc nguệch ngoạc với bút chì đều rất cần thiết cho sự phát
triển kỹ năng vận động tinh cho bé. Theo Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, bé từ 1 đến 2
tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng vận động qua việc cầm cọ hoặc bút chì màu khi
nghuệch ngoạc vẽ và nhào nắn đất sét với sự phối hợp các thao tác của cổ tay,
ngón tay, và lòng bàn tay. Với bé 3 tuổi, Bộ Y Tế Hoa Kỳ cho rằng kỹ năng vận
động sẽ phát triển bằng việc bé bắt đầu tạo ra hoặc vẽ những hình tròn và cầm
kéo đúng cách hơn. Khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu tạo được những hình vuông và cắt
các đườmg thẳng. Các trường mầm non đang phát huy việc sử dụng kéo cho bé vì
chúng giúp bé phát triển kỹ năng viết sau này.
2. Phát triển ngôn ngữ
Quá trình sáng tạo nghệ thuật hoặc mô tả chúng tạo điều kiện cho bé làm giàu
vốn từ vựng của mình (màu sắc, hình dáng, hành động…). Với các bé nhỏ, ba mẹ có
thể thực hiện những hoạt động giản đơn như vo tròn giấy và nói “banh”. Khi vào
tiểu học, các em sẽ có khả năng vận dụng những từ ngữ miêu tả để nói về sự sáng
tạo hoặc cảm xúc của mình khi ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật khác.
![]() |
Khóa học hè tại Trường Quốc tế Anh Việt - Lớp Mỹ thuật |
3. Ra quyết định
Theo báo cáo của Hội Mỹ Thuật Hoa Kỳ, giáo dục nghệ thuật củng cố kỹ năng giải
quyết tình huống và kỹ năng tư duy cho bé. Trong quá trình tạo nghệ thuật,
những trãi nghiệm về sự lựa chọn cũng như việc đưa ra quyết định sẽ có ảnh
hưởng đến những mặt khác trong cuộc sống. Theo Mary Ann Kohl, một nhà nghệ
thuật học và tác giả của các sách về giảng dạy nghệ thuật cho trẻ: “Nếu các bé
có cơ hội khám phá, tư duy, vận dụng, và thực hành những ý tưởng mới mẻ thì sự
sáng tạo của bé sẽ thăng hoa.”
4. Tư duy hình tượng
Việc vẽ tranh, nắn hình tượng đất sét, và xâu những chuỗi hạt giúp bé phát
triển kỹ năng rất quan trọng- kỹ năng trực quan thị giác. Khoảng 2-3 tuối, bé
đã có thể mở điện thoại hoặc máy tính bảng, điều này cho thấy trước khi biết
đọc, bé đã có khả năng thu thập thông tin bằng thị giác. Những thông tin này
trong các thiết bị điện tử, sách, và tivi chính là những hình ảnh, hoặc vật thể
3 chiều mang tính gợi ý. Theo Giáo sư Kerry Freedman, trưởng khoa Giáo dục Nghệ
thuật và Thiết kế, “Ba mẹ nên hiểu rằng, khác với thế hệ trước, ngày nay các bé
học rất nhiều từ những hình ảnh mang tính minh họa. Ngoài các bài đọc và con
số, các bé cần được học hỏi nhiều hơn nữa về thế giới xung quanh. Việc giáo dục
nghệ thuật sẽ giúp các bé làm thế nào để chuyển tải, bình phẩm, và vận dụng
những thông tin hình ảnh hợp lý cho mình.” Những kiến thức về mỹ thuật, như
biểu tượng, đóng vai trò quan trọng giúp bé trở thành người tiêu dùng thông
minh trong thế giới đầy những hình ảnh logo quảng cáo.
5. Sự sáng tạo
Khi bé được khuyến khích thể hiện chính mình và mạnh dạn trong sáng tạo, bé sẽ
phát huy khả năng tìm tòi sự mới mẻ - một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
tương lai của bé. Kohl cho rằng “Xã hội ngày nay cần những công dân có tính
sáng tạo và đổi mới thay cho những công dân chỉ biết đi theo lối mòn cũ. Nghệ
thuật là cách khích lệ những quá trình và những trãi nghiệm tư duy cho hoàn
thiện hơn.”
6. Sự nhận thức về văn hóa
Khi chúng ta sống trong xã hội đa văn hóa, hình ảnh của các phương tiện truyền
thông có thể tạo nên những thông điệp kết hợp. Freedman cho rằng “Khi bé chơi
món đồ chơi mang tính phân biệt chủng tộc hoặc giới tính, bé sẽ bị chịu ảnh
hưởng bởi thông điệp ấy từ chính hình thức của món đồ chơi đó (chẳng hạn màu
sắc, hình dáng, chất liệu của tóc).” Giáo dục bé nhận định được sự lựa chọn của
người họa sỹ trong tác phẩm của họ giúp bé hiểu đươc sự truyền tải của tác giả
vào tác phẩm của họ.
7. Nâng cao khả năng học thuật
Các nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa nghệ thuật và sự thành đạt. Hội
Nghệ Thuật Hoa Kỳ nhận định rằng những bé tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
thường xuyên (1 tuần 3 ngày, 3 tiếng mỗi ngày trong 1 năm) có tỷ lệ thành đạt
gấp 4 lần trong học đường, trong các cuộc thi toán, khoa hoc, luận văn, hoặc
thơ văn so với các bé không tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét