Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

(BVIS) Lợi ích của Nghệ thuật đối với sự phát triển của trẻ

Những năm gần đây, chương trình học cho trẻ nhỏ thường thiên về những môn học chủ đạo như tập đọc và làm toán, còn môn học nghệ thuật thì sao? Cho dù 1 số người quan niệm rằng nghệ thuật là những hoạt động mang tính xa xỉ, nhưng bạn có biết các hoạt động mang tính sáng tạo, và cảm thụ mỹ thuật đóng vai trò quan trọng rất lớn trong sự phát triển của bé sau này?
 
Lớp học mỹ thuật tại trường Quốc tế Anh Việt
Lớp học Mỹ thuật tại Trường Quốc tế Anh Việt


1. Phát triển kỹ năng vận động
 Rất nhiều thao tác vận động phát huy trong quá trình sáng tạo, chẳng hạn việc cầm cọ vẽ hoặc việc nguệch ngoạc với bút chì đều rất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng vận động tinh cho bé. Theo Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, bé từ 1 đến 2 tuổi bắt đầu phát triển kỹ năng vận động qua việc cầm cọ hoặc bút chì màu khi nghuệch ngoạc vẽ và nhào nắn đất sét với sự phối hợp các thao tác của cổ tay, ngón tay, và lòng bàn tay. Với bé 3 tuổi, Bộ Y Tế Hoa Kỳ cho rằng kỹ năng vận động sẽ phát triển bằng việc bé bắt đầu tạo ra hoặc vẽ những hình tròn và cầm kéo đúng cách hơn. Khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu tạo được những hình vuông và cắt các đườmg thẳng. Các trường mầm non đang phát huy việc sử dụng kéo cho bé vì chúng giúp bé phát triển kỹ năng viết sau này.

2. Phát triển ngôn ngữ
 Quá trình sáng tạo nghệ thuật hoặc mô tả chúng tạo điều kiện cho bé làm giàu vốn từ vựng của mình (màu sắc, hình dáng, hành động…). Với các bé nhỏ, ba mẹ có thể thực hiện những hoạt động giản đơn như vo tròn giấy và nói “banh”. Khi vào tiểu học, các em sẽ có khả năng vận dụng những từ ngữ miêu tả để nói về sự sáng tạo hoặc cảm xúc của mình khi ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật khác.

Khóa học hè tại Trường Quốc tế Anh Việt
Khóa học hè tại Trường Quốc tế Anh Việt - Lớp Mỹ thuật

3. Ra quyết định
 Theo báo cáo của Hội Mỹ Thuật Hoa Kỳ, giáo dục nghệ thuật củng cố kỹ năng giải quyết tình huống và kỹ năng tư duy cho bé. Trong quá trình tạo nghệ thuật, những trãi nghiệm về sự lựa chọn cũng như việc đưa ra quyết định sẽ có ảnh hưởng đến những mặt khác trong cuộc sống. Theo Mary Ann Kohl, một nhà nghệ thuật học và tác giả của các sách về giảng dạy nghệ thuật cho trẻ: “Nếu các bé có cơ hội khám phá, tư duy, vận dụng, và thực hành những ý tưởng mới mẻ thì sự sáng tạo của bé sẽ thăng hoa.”

4. Tư duy hình tượng
 Việc vẽ tranh, nắn hình tượng đất sét, và xâu những chuỗi hạt giúp bé phát triển kỹ năng rất quan trọng- kỹ năng trực quan thị giác. Khoảng 2-3 tuối, bé đã có thể mở điện thoại hoặc máy tính bảng, điều này cho thấy trước khi biết đọc, bé đã có khả năng thu thập thông tin bằng thị giác. Những thông tin này trong các thiết bị điện tử, sách, và tivi chính là những hình ảnh, hoặc vật thể 3 chiều mang tính gợi ý. Theo Giáo sư Kerry Freedman, trưởng khoa Giáo dục Nghệ thuật và Thiết kế, “Ba mẹ nên hiểu rằng, khác với thế hệ trước, ngày nay các bé học rất nhiều từ những hình ảnh mang tính minh họa. Ngoài các bài đọc và con số, các bé cần được học hỏi nhiều hơn nữa về thế giới xung quanh. Việc giáo dục nghệ thuật sẽ giúp các bé làm thế nào để chuyển tải, bình phẩm, và vận dụng những thông tin hình ảnh hợp lý cho mình.” Những kiến thức về mỹ thuật, như biểu tượng, đóng vai trò quan trọng giúp bé trở thành người tiêu dùng thông minh trong thế giới đầy những hình ảnh logo quảng cáo.
Summer Course at International School Hanoi

5. Sự sáng tạo
 Khi bé được khuyến khích thể hiện chính mình và mạnh dạn trong sáng tạo, bé sẽ phát huy khả năng tìm tòi sự mới mẻ - một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống tương lai của bé. Kohl cho rằng “Xã hội ngày nay cần những công dân có tính sáng tạo và đổi mới thay cho những công dân chỉ biết đi theo lối mòn cũ. Nghệ thuật là cách khích lệ những quá trình và những trãi nghiệm tư duy cho hoàn thiện hơn.”
Lớp học Mỹ thuật tại Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội

6. Sự nhận thức về văn hóa
 Khi chúng ta sống trong xã hội đa văn hóa, hình ảnh của các phương tiện truyền thông có thể tạo nên những thông điệp kết hợp. Freedman cho rằng “Khi bé chơi món đồ chơi mang tính phân biệt chủng tộc hoặc giới tính, bé sẽ bị chịu ảnh hưởng bởi thông điệp ấy từ chính hình thức của món đồ chơi đó (chẳng hạn màu sắc, hình dáng, chất liệu của tóc).” Giáo dục bé nhận định được sự lựa chọn của người họa sỹ trong tác phẩm của họ giúp bé hiểu đươc sự truyền tải của tác giả vào tác phẩm của họ.
Áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến tại BVIS

7. Nâng cao khả năng học thuật

 Các nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa nghệ thuật và sự thành đạt. Hội Nghệ Thuật Hoa Kỳ nhận định rằng những bé tham gia vào các hoạt động nghệ thuật thường xuyên (1 tuần 3 ngày, 3 tiếng mỗi ngày trong 1 năm) có tỷ lệ thành đạt gấp 4 lần trong học đường, trong các cuộc thi toán, khoa hoc, luận văn, hoặc thơ văn so với các bé không tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

BVIS - Âm nhạc và những lợi ích mà nó đem lại

Trong một xã hội phát triển mà đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu âm nhạc càng được nhiều người tìm đến. Âm nhạc đem cho chúng ta những lợi ích không hề nhỏ, nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, khi đọc những lợi ích dưới đây sẽ giúp bạn nhanh tìm cho bé một lớp học nhạc cụ để bé được phát triển toàn diện hơn.
  
1. Phát triển kỹ năng toàn diện
Khi sử dụng một nhạc cụ nào đó đòi hỏi sự kết hợp cả chân, tay, mắt… giúp phát triển kỹ năng phối hợp vận động của cơ thể. Đối với những bé ưa vận động thì những nhạc cụ thuộc bộ gõ sẽ rất phù hợp. Các loại nhạc cụ như guitar, violin, piano sử dụng tay trái, và tay phải đồng thời những cử chỉ khác nhau. Điều đó giống như việc tay trái bạn vẽ hình vuông, còn tay phải bạn vẽ hình tròn. Khi kết hợp tay, chân và chú ý chuyển các gam trong bản nhạc sẽ là tiền đề cho những sở thích của bé như nhảy, múa, chơi thể thao.
  
Trường Quốc tế Anh Việt tổ chức khóa học nhạc hè cho thiếu nhi
Lớp Guitar - Trường Quốc tế Anh Việt

2. Nâng cao tính kỷ luật và tính kiên nhẫn
Học nhạc giúp cho trẻ biết kiềm chế những nhu cầu thỏa mản bản thân. Ví dụ, trước khi học đàn Piano, trẻ phải học cách ngồi sao cho đúng tư thế, vị trí tay ở trên phím như thế nào… Để chơi một nhạc cụ, trẻ phải trải qua rất nhiều thời gian để có thể chơi hoàn thành một bản nhạc.

Khi có những bài tập về nhà đòi hỏi trẻ phải có trách nhiệm làm và hoàn thành bài bài tập đó. Trẻ học chung với nhiều bạn trong lớp khi học sẽ phải chờ đến lượt mình chơi. Điều đó giúp cho trẻ tập sự kiên nhẫn. Trong khi làm khán giả chờ đợi những bạn khác, trẻ sẽ ngồi yên, giữ trật tự tập trung sự chú ý khi đó trẻ học cách thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Lớp Guitar - Trường Quốc tế Anh Việt

3. Nuôi dưỡng, hình thành kỹ năng xã hội
Các lớp học nhóm yêu cầu phối hợp với nhau giữa các thành viên, điều này hình thành kỹ năng làm việc nhóm vì trẻ phải hợp tác với nhau. Nếu trẻ chơi nhạc cụ của mình không đúng nhịp với các bạn, trẻ phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Điều quan trọng là trẻ hiểu về vai trò của mình trong một tập thể. Khi học giáo viên sẽ chia nhóm và phân công cho mỗi em làm một nhiệm vụ. Các trẻ sẽ chơi nhạc cụ riêng của mình trong lúc hòa tấu điều này cho trẻ hướng tới mục tiêu chung của nhóm mình. Cách làm việc nhóm đó sẽ là tiền đề cho các bé sau này làm những việc ngoài xã hội được tốt hơn
Lớp trống - Trường Quốc tế Anh Việt

4. Nâng cao kỹ năng học thuật
Khi tiếp xúc với các nhạc cụ khác nhau trẻ sẽ được giới thiệu về vật lý cơ bản và toán học. Khi trẻ gảy dây vĩ cầm hoặc cây guitar, trẻ học được rằng độ rung của dây sẽ phát ra tiềng nếu kết hợp hài hòa sẽ tạo ra âm thanh nghe hay hơn. Những nhạc cụ không dây như trống, phách … cũng cho các trẻ có cơ hội khám phá những nguyên tắc khoa học cơ bản này.

Học nhạc các bé sẽ hiểu thế nào là nhịp, giai điệu và các gam. Để biết và hiểu thì trẻ phải tư duy tính toán (khi trẻ phải gõ nhịp…). Âm nhạc giúp bé hiểu thêm và có thể ứng dụng vào môn toán. Từ đó, bé thêm yêu thích môn toán hơn.

Khi đi học nhạc trẻ bắt đầu học thuộc các bài hát. Điều này sẽ rèn luyện trí nhớ của trẻ. Để đánh được bài hát, trẻ phải nhớ cách tạo ra các âm thanh đó trên nhạc cụ sao cho đúng và phù hợp với bài hát. Điều đó giúp trẻ rèn luyện trí não.

Lớp Piano - Trường Quốc tế Anh Việt

5. Rèn nhân cách, lập trường
Các kỹ năng và kiến thức khi học đàn sẽ giúp trẻ đón bắt âm thanh của các nhạc cụ một cách dễ dàng. Để chơi và hoàn thành một bản nhạc trẻ phải tự mình hoàn thành những bước trong bài học. Từ đó hình thành tính độc lập của bản thân.

Lớp học Piano hè 2014 tại Trường Quốc tế BVIS
Lớp Piano - Trường Quốc tế Anh Việt

6. Thúc đẩy sự tự tin của bản thân
Nếu trẻ chơi được một bản nhạc đầu tiên thì những bản nhạc tiếp theo trẻ sẽ chơi được tốt hơn.Thành công mà trẻ tự mình tạo ra sẽ giúp cho bản thân thêm tự tin hơn .Việc thể hiện một bản nhạc trước đám đông là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ nổi bật và làm chủ được chính bản thân mình.

Lớp học âm nhạc tại Trường Quốc tế Anh Việt
Lớp Trống - Trường Quốc tế Anh Việt

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Bóng rổ - Môn thể thao mang đến nhiều lợi ích

Bóng rổ là môn trong những môn thể thao phổ biến nhất trên Thế giới. Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi đặt lên bàn cân so sánh môn bóng rổ với khóa huấn luyện kỹ năng cuộc sống. Thật ra những lợi ích chúng mang lại là như nhau. Hãy cùng làm một phép thử đơn giản nhé.

Tự lập hơn
Phần lớn các bậc phụ huynh sẽ lo ngại khi cho con chơi thể thao, do những vết bầm, vết trầy xước. Thật ra, những điều này chỉ giúp trẻ cứng cáp hơn lên. Chị Vân Anh (Q.5, TP. HCM) chia sẻ: “Những ngày đầu chơi bóng, bé nhà mình hay bị bầm tay rồi trầy chân. Mình xót lắm, cứ muốn cho nghỉ học ngay thôi. Sau này thì không thấy nữa, hỏi bé thì càng bất ngờ hơn, cu cậu bảo rằng con biết cách né bóng rồi, không mắc phải lỗi cũ nữa”. 
Bảo vệ con cái là bản năng của bố mẹ, nhưng phải có va chạm thì bé mới có thể phát triển khỏe mạnh hơn.
Bóng rổ giúp rèn luyện tính tự lập cho giới trẻ.

Hòa đồng hơn
Có những trẻ thường ít giao tiếp khi gặp người lạ. Bé có vẻ rụt rè, nhút nhát. Đối với những trẻ như vậy, bố mẹ cần cho trẻ cơ hội tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn. Đến lớp bóng rổ vui chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ giúp trẻ hoạt bát, lanh lợi hơn, giúp bé có nhiều bạn bè hơn.
Theo nghiên cứu khoa học, trẻ em được tham gia các lớp thể thao sẽ học tập tốt hơn trẻ em thường ở nhà, do hoạt động tinh thần của chúng linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi chơi bóng rổ, trẻ phải học cách chuyền bóng, quan sát và hỗ trợ cho đồng đội, giúp trẻ biết cách chia sẻ, quan tâm hơn đến người khác.

Chia sẻ niềm vui và hòa đồng hơn sau những trận đấu hào hứng.


Trưởng thành hơn
“Con bé hay khóc mỗi khi điểm kiểm tra không cao”, “Kỳ thi đạt điểm thấp, cháu buồn cả tuần hơn”... Đây là những tâm sự thường thấy của bố mẹ, dù biết rằng trẻ em thường có tâm hồn nhạy cảm, vẫn chưa quen với những việc không theo ý muốn của mình.
Đến với bóng rổ, trẻ sẽ được hiểu thêm rằng thắng hay thua là việc rất bình thường và chúng không quan trọng. Quan trọng là cách trẻ tham gia hết mình, nỗ lực trong mọi tình huống. Huấn luyện viên là người truyền đạt kinh nghiệm, người hướng dẫn, khích lệ tinh thần toàn đội.
Sau mỗi ngày luyện tập, sau mỗi trận đấu, trẻ sẽ được huấn luyện viên góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những điểm cần khắc phục và đưa ra hướng giải quyết tốt cho các trận sau. Hoạt động này thường xuyên diễn ra trên sân bóng, trong những lần hội ý, rút kinh nghiệm. Từ những trận bóng chính bản thân mình tham gia, trẻ sẽ học được cách khắc phục và hoàn thiện mình hơn.

Khóa học bóng rổ hè 2014 - Trường Quốc tế Anh Việt - BVIS
Một vài lợi ích nhỏ nêu trên từ việc chơi bóng rổ có thể sẽ thay đổi cách nhìn của bố mẹ về việc cho con chơi thể thao. Một điểm cộng nữa là khi chơi bóng rổ sức khỏe của trẻ sẽ được tăng cường, giúp phát triển chiều cao hơn.